Kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận huân chương lao động hạng nhất của CHDCND Lào

Sáng nay 23/12, tại Hà Nội, Trường Hữu nghị T78 long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất của nước CHDCND Lào.

Dự lễ kỉ niệm về phía Lào có ông Chaleun Yiapaoher – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ nước CHDCND Lào; ông Kongsy Sengmany – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, ông Thongsavanh Phomvihane- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền CHDCND Lào tại Việt Nam.

Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây cùng các đơn vị trường học khác trên địa bàn. Đặc biệt, trường Hữu nghị T78 còn tiếp đón rất nhiều cựu lưu học sinh từ Lào sang Việt Nam dự lễ kỉ niệm.

Các đại biểu dự lễ kỉ niệm

Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm, thầy hiệu trưởng Nguyễn Toàn Nghĩa ôn lại lịch sử truyền thống tự hào: Ngày 1/8/1958, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Khu học xá miền núi Trung ương, tiền thân của Trường Hữu nghị T78 ngày nay.

Tên gọi của trường qua 4 lần thay đổi: Khu học xá miền núi Trung ương; Trường Bổ túc văn hóa miền Núi Trung ương (Mật danh T78); Trường Bổ túc văn hóa Hữu nghị và Trường Hữu nghị T78 ngày nay.

Dù tên gọi khác nhau, nhưng ở bất cứ đâu nhân dân đều gọi là “Trường Lào”. Đây là trường đầu tiên và cũng là trường cội nguồn của tất cả các trường văn hóa khác dành cho lưu học sinh Lào học tập tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

Ông Chaleun Yiapaoher – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ nước CHDCND Lào (Cựu LHS Lào trường Hữu Nghị T78) phát biểu tại buổi lễ

Những năm đầu, Trường được giao nhiệm vụ đào tạo tiếng Việt cho các đối tượng lưu học sinh Lào. Ngày 31/7/1995, trường được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo bổ túc văn hóa cho học sinh dân tộc miền núi phía bắc theo mô hình dân tộc nội trú. Đến nay, nhà trường chuyển sang đào tạo trình độ THPT cho học sinh vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tặng cờ thi dua của Bộ GD&ĐT cho Trường Hữu nghị T78

Ngoài ra, trường còn được giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục; tham gia biên soạn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài; hỗ trợ các đơn vị giáo dục trong nước và nước ngoài trong công tác dạy học tiếng Việt; tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Trong 60 năm, từ mái trường này, gần 3 vạn lưu học sinh Lào đã trưởng thành, trở thành những cán bộ chủ chốt và đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào anh em.

Cũng từ mái trường này, gần 1 vạn học sinh dân tộc thiểu số ở 22 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đã trưởng thành, trở thành nguồn nhân lực quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc của hai nước Việt Nam – Lào.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi lễ

Gửi lời chúc mừng các thế hệ cán bộ giáo viên Trường Hữu nghị T78 nhân lễ kỉ niệm 60 năm thành lập, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao bề dày truyền thống và những thành tích mà nhà trường đạt được trong công tác quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục các thế hệ lưu học sinh Lào và học sinh dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Những phần thưởng mà Nhà nước và Chính phủ Lào trao tặng cho nhà trường trong lễ kỉ niệm hôm nay đã khẳng định thành tích xuất sắc mà nhà trường đã đạt được. Nhận được phần thưởng cao quý này đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên hân viên trường hữu nghị T78 phải cố gắng hơn nữa để xây dựng phát triển nhà trường.

“Với bề dày truyền thống, Trường Hữu nghị T78 chắc chắn sẽ thành công hơn nữa trong sự nghiệp đào tạo học sinh, cán bộ Lào và học sinh dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc. Tin tưởng rằng trường sẽ phát triển thành một trường hữu nghị quốc tế có chất lượng cao trong tương lai”- Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào Kongsy Sengmany thừa ủy quyền của chủ tịch nước CHDCND Lào tặng Huân chương lao động cho Trường Hữu nghị T78

Tại lễ kỉ niệm, Trường Hữu nghị T78 đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHDCND Lào trao tặng như: Huân chương Lao động hạng nhất cho tập thể nhà trường, Huân chương lao động, Huân chương hữu nghị cho các cán bộ, giáo viên.

Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua cho nhà trường vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017.

Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, giáo viên các thế hệ của trường Hữu Nghị T78

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị nhà trường cần tập trung thực hiện 5 nội dung:

– Một là: Quán triệt sâu sắc và gắn kết triển khai có hiệu quả việc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT theo tinh thần của Nghị quyết 29.

-Hai là: Nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học chú trọng phát huy năng lực và phẩm chất của người học. Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, trong sáng về đạo đức, tâm huyết và say mê với sự nghiệp trồng người. Thông qua đó thúc đẩy sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc, củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào.

– Ba là: Chủ động, linh hoạt, điều chỉnh nội dung chương trình nhà trường gắn kết với thực tiễn đời sống, nhất là bản sắc văn hóa các dân tộc. Tập trung đổi mới nội dung phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và SGK phổ thông.

– Bốn là: Việc giảng dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào cần chọn lọc nội dung, chú trọng tính thực hành, rèn luyện các kĩ năng trong môi trường giao tiếp tiếng Việt mà nhà trường đã thực hiện thành công trong những năm qua.

– Năm là: Phát huy những mô hình đổi mới mà nhà trường đã triển khai như đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân theo mô hình home stay.

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân, Việt Nam – Trung Quốc

Chiều 21/12, tại TP Móng Cái, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông – Vận tải) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân, Việt Nam – Trung Quốc cho lãnh đạo 14 xã, phường và các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn TP Móng Cái.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục An ninh (Bộ Công an); Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh phổ biến về công tác chuyên môn triển khai Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân; những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Hiệp định; phổ biến quy tắc tàu thuyền đi lại tại Khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân, hướng dẫn chủ phương tiện thực hiện đúng quy định của Hiệp định và các quy định pháp luật liên quan về giao thông thủy. Ngoài ra, các đại biểu còn được thông tin thêm về công tác an ninh trật tự tại khu vực biên giới nói chung và khu vực Móng Cái, Quảng Ninh trong thời gian qua.

Quang cảnh buổi hội nghị

Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân, Việt Nam – Trung Quốc ký ngày 15/11/2015 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày 16/6/2016. Việc ký Hiệp định đảm bảo cho tàu thuyền hai nước đi lại tự do, an toàn, đúng quy phạm và duy trì trật tự đi lại trong khu vực cửa sông Bắc Luân, phát huy đầy đủ vai trò của hoạt động vận tải thủy đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực sông Bắc Luân giữa hai nước, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác khu vực Móng Cái – Đông Hưng.

Thông qua hội nghị nhằm giúp các đại biểu nắm bắt được những nội dung của Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân và các quy định pháp luật liên quan của hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Trên cơ sở đó, hướng dẫn tới các doanh nghiệp, chủ phương tiện và các hộ kinh doanh vận tải có tàu thuyền đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân thực hiện đúng Hiệp định; qua đó nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của mỗi đơn vị, tổ chức đoàn thể, địa phương và nhân dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia.

Đăng Anh Events vinh dự là đơn vị tổ chức Hội nghị này

 

Hội thảo phổ biến thị trường Trung Đông – Châu Phi – BCT

Nhằm quảng bá, phổ biến thông tin, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Trung Đông và châu Phi, ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu thị trường Trung Đông và châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”.

Backdrop Hội thảo

Thị trường tiềm năng

Châu Phi là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số, và lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, sau châu Á và châu Mỹ. Điều kiện tự nhiên của nhiều nước châu Phi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên khả năng canh tác, sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu của người dân thấp, khiến nhiều nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của châu Phi đạt khoảng 480 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ USD hàng hóa các loại.

quang cảnh hội nghị

Còn Trung Đông là khu vực có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khoáng sản khác, có hoạt động thương mại phát triển, sức mua lớn và khả năng thanh toán cao. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt khoảng 807 tỷ USD và đến năm 2020 dự kiến sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. Đây cũng là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả ba châu lục châu Á, châu Âu và châu Phi, là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh. Đặc biệt, Dubai hiện trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới.

Trung Đông – Châu phi là thị trường giàu tiềm năng

Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương, với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa về phục vụ tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi. Trong một thời gian dài, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam quá tập trung vào các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản… mà gần như bỏ quên thị trường Trung Đông và châu Phi, trong khi đây là thị trường có sức mua lớn, lại tương đối dễ tính nên phù hợp với khả năng của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực tế các thị trường truyền thống của Việt Nam đang dần tiến đến độ bão hòa, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều mặt hàng Việt Nam được ưa chuộng

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông những năm qua liên tục gia tăng. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10,887 tỷ USD, tăng hơn 100% so với năm 2011. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông đạt 8,059 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Đông đạt 2,828 tỷ USD. Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Trung Đông các sản phẩm như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, cao su tự nhiên, hạt điều, trái cây (đặc biệt là chuối, dứa, chanh), thủy sản, các mặt hàng may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ.

Đối với thị trường châu Phi, năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – châu Phi đạt 5,364 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi đạt 2,762 tỷ USD và nhập khẩu là 2,602 tỷ USD. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi là gạo; điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; cà phê. Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi gồm hạt điều, bông, gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, khu vực Trung Đông – châu Phi đang được biết đến như một khối thị trường giàu tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu tương đối cao, không đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng.

BCT Phát biểu tại hội nghị

Riêng đối với thị trường châu Phi, các mặt hàng nông thủy sản Việt Nam rất được ưa chuộng, trong đó điểm nhấn là hạt gạo, cà phê, rau quả… Riêng năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu lượng gạo trị giá 422 triệu USD sang thị trường này, tiếp đến là cà phê cũng đạt giá trị trên 180 triệu USD, hạt tiêu 101 triệu USD, hàng thủy sản gần 110 triệu USD. Ngoài ra, máy tính điện tử, linh kiện đạt 117 triệu USD, dệt may 105 triệu USD, điện thoại và linh kiện 750 triệu USD…, bà Phương cho biết thêm.

Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với thị trường Trung Đông – châu Phi vẫn còn tồn tại khá nhiều trở ngại về vị trí địa lý, thủ tục thanh toán… tạo nên tâm lý e ngại đối với các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Về vấn đề này, ông Ngô Khải Hoàn- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi – Tây Á – Nam Á, Bộ Công Thương cho rằng, khâu thanh toán luôn là trở ngại giữa hợp tác của doanh nghiệp hai bên nhưng chỉ đối với một số nước, còn tại những quốc gia phát triển thì chúng ta không gặp trắc trở hay khó khăn nào. Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch hành động để triển khai đề án thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam và khu vực Trung Đông – châu Phi, trong đề án cũng lựa chọn một số thị trường trọng điểm để đẩy mạnh phát triển thị trường trong thời gian tới.

BCT trả lời phóng viên

“Để thúc đẩy giao thương giữa hai bên, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phát triển làm ăn bình đẳng với các đối tác; hợp tác trong lĩnh vực chuyên ngành; kiện toàn hệ thống thương vụ; nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại và kết nối giao thương” – ông Hoàn chia sẻ.

 

Hội thảo quốc tế phổ biến thông tin thị trường Đông Nam Á và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt thông tin cơ hội kinh doanh, xuất nhập khẩu với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, thông tin về các ưu đãi và cách tận dụng hiệu quả các ưu đãi của Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), Bộ Công Thương phối hợp với Công ty tổ chức sự kiện Đăng Anh tổ chức Hội thảo tại Khách sạn Mường Thanh, số 78 thợ nhuộm

Đông Nam Á là khu vực thị trường quan trọng của Việt Nam với dân số trên 600 triệu người, là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với tổng số sản phẩm quốc nội đạt 2550 tỷ USD trong năm 2016. 10 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á đạt 18 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), ASEAN đã xóa bỏ thuế nhập khẩu với 96,01% tổng số dòng thuế  từ cuối năm 2016. Theo kế hoạch đến 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của các nước ASEAN 6, CLMV và trung bình ASEAN sẽ lần lượt là 99,20%; 97,81%; 98,67%.

 

Hội thảo đóng góp ý kiến phát triển quan hệ VN – Lào

Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng với mục đích đóng góp thêm những ý kiến để phát triển quan hệ Việt Nam Lào giai đoạn 2017-2026 và nhìn xa hơn 2035

Tại hội thảo, các Đại Biểu cùng nhau trao đổi các kết quả nghiên cứu, đánh giá từ các góc độ khác nhau về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào 55 năm qua; đánh giá hợp tác Việt Nam – Lào trong đào tạo cán bộ, nghiên cứu lý luận và khoa học xã hội những thành tựu và tồn tại, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đào tạo và nghiên cứu, khoa học xã hội, nghiên cứu lý luận trong giai đoạn hiện nay; đánh giá từ góc độ liên quan đến lợi ích, chính sách của các bên đã đạt được khi thúc đẩy mối quan hệ hai nước; nhận diện những khó khăn, hạn chế đang đặt ra, gắn với yêu cầu đẩy mạnh quan hệ Việt Nam – Lào trong thời gian tới; định hướng và giải pháp phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong giai đoạn mới.

Từ những nghiên cứu, dự báo triển vọng, xu hướng phát triển của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào của các nhà khoa học, Đại Biểu cùng với những đề xuất kiến nghị sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong giai đoạn mới.

Đăng Anh Events vinh dự là đơn vị tổ chức Hội nghị này

 

Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường THPT Hoàng Văn Thụ

Sáng ngày 19/11/2017, các thế hệ thầy và trò trường THPT Hoàng Văn Thụ đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường.

Đoàn nghi lễ tiến vào sân khấu

Đến chung vui, chúc mừng nhà trường có các vị đại biểu, khách quý: NGƯT, TS. Lê Ngọc Quang, phó GĐ sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đồng chí trong đoàn; đồng chí Nguyễn Quang Hiếu, phó BT Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, cùng các đồng chí trong đoàn; các đồng chí là lãnh đạo các phường trong Quận, các đồng chí đại diện các cơ quan, đoàn thể gắn bó với nhà trường…

Các đại biểu đến tham dự

Buổi lễ cũng được đón tiếp các thế hệ thầy giáo, cô giáo và các học sinh qua các thời kì: Thầy Đặng Trần Hành, người hiệu trưởng đầu tiên của trường, thầy Trần Văn Thắng – Hiệu trưởng nhà trường từ năm 1988 – 1995; thầy Nguyễn Đình Hoàn – Hiệu trưởng nhà trường từ năm 1996 – 2007, cô Nguyễn Thị Phấn – – Hiệu trưởng nhà trường từ năm 2007 – 2013; cùng nhiều các thầy, cô giáo hội cựu giáo chức nhà trường. 

Chào cờ

Đông đảo hơn cả là các học sinh nhà trường qua các thời kì. Tất cả mọi người đều trở về trường trong niềm vui mừng, xúc động và cùng gửi những đoá hoa đẹp nhất, lời chúc và tình cảm tốt đẹp nhất dành cho nhà trường trong ngày lễ trọng đại này. 

Các tiết mục văn nghệ chào mừng

CÔNG TY ĐĂNG ANH EVENT CHÚC MỪNG MÁI TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ THÂN YÊU TRÒN 50 NĂM TUỔI.!

Một số Hình ảnh tại sự kiện:

 

Chung kết cuộc thi gương mặt học sinh Hoàng Văn Thụ

Đêm hội ngộ giao lưu các thế hệ học sinh trường Hoàng Văn Thụ nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập thật ý nghĩa và hoành tráng.

Đêm chung kết cuộc thi

Các thế hệ cựu học sinh đã trưởng thành tung cánh và trở về để đóng góp cho mái trường thân yêu, nơi chắp cánh những thành công ban đầu

Khen tặng các gương mặt đạt thành tích cao

Đây cũng là dịp các thế hệ thầy trò được trò chuyện, thăm hỏi nhau nhiều hơn ngay tại ngôi trường thân yêu của mình

Một phút nghiêng mình tưởng nhớ người anh hùng Hoàng Văn Thụ

Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng bài bản, công phu và hoanh tráng

Tiết mục dự thi
Tiết mục múa dự thi

Dàn âm thanh ánh sáng cùng concert cực khủng của chương trình, nhìn vào concert này chắc chắn trường nào cũng sẽ ghen tị vì nó quá hoành tráng

Buổi lễ có sự tham gia của gần 2000 học sinh và cựu học sinh nhà trường

Đăng Anh Event Vinh dự là đơn vị thiết kế, thi công dàn dựng cho chương trình.

Một số hình ảnh cực xung của các thế hệ học sinh:

 

lễ khai mạc Diễn đàn Giáo dục Tương lai APEC lần thứ 13

Sáng nay 15/11 tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Giáo dục Tương lai APEC lần thứ 13 (13th APEC Future Education Forum). Diễn đàn do Bộ Giáo dục Hàn Quốc, Viện Hợp tác giáo dục APEC phối hợp cùng Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn giáo dục tương lai APEC lần thứ 13

Được tổ chức trong 2 ngày, Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, các nhà giáo dục của các nước thành viên APEC chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến giáo dục hiện tại và tương lai để sẵn sàng ứng phó với những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường các mối liên kết và tham gia với sự mở rộng mục tiêu của chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh APEC.

Quang cảnh hội nghị

Chào mừng các đại biểu đến tham dự diễn đàn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Chủ đề của diễn đàn là Đổi mới nền giáo dục tương lai APEC, kiến tạo động lực mới và tăng cường khả năng tuyển dụng. Điều này cũng rất phù hợp với chủ đề của APEC Việt Nam 2017 đó là tạo ra động lực mới hướng tới một tương lai chung. Đây là mục tiêu lâu dài và mục tiêu chung các nền kinh tế APEC.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc diễn đàn

Điều này cũng phản ánh 3 trụ cột của chiến lược giáo dục của APEC đó là: Tăng cường và điều chỉnh các năng lực để đáp ứng các nhu cầu của mỗi cá nhân xã hội; Các nền kinh tế để thúc đẩy đổi mới và Tăng cường khả năng tuyển dụng.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: Tầm nhìn đến năm 2030 của các nền kinh tế APEC là xây dựng cộng đồng giáo dục gắn kết và bền vững. Trong đó, giáo dục chất lượng cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững cũng như thúc đẩy an sinh xã hội, tăng khả năng tuyển dụng.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Để đạt được các mục tiêu này thì cải cách cơ cấu và đổi mới chính là những yếu tố then chốt trong việc kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng, thông qua nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả.

Diễn đàn được tổ chức là cơ hội tốt để các chuyên gia, các nhà giáo dục, các nhà quản lý chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau cũng như biết đến sáng kiến và đề án và những cách làm tốt nhất từ  những nền kinh tế khác trong cộng đồng APEC.

Đăng Anh Events vinh dự là đơn vị tổ chức hội nghị này

Một số hình ảnh khác tại hội nghị:

 

Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Châu Á – Thái Bình Dương

Ngày 8-11, tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hiệp hội các trường Đại học vành đai châu Á – Thái Bình Dương (APRU) và các Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã tổ chức Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Châu Á – Thái Bình Dương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc

Chủ đề này được lựa chọn trong bối cảnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng là một trong những ưu tiên của Năm APEC 2017 và là quan tâm của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC nói chung.

Hội nghị diên ra bên lề APEC 

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn. Tham gia Diễn đàn có hơn 60 Hiệu trưởng các trường đại học hàng đầu của các nền kinh tế APEC, trong đó có 05 trường đại học hàng đầu của Việt Nam, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân; các nhà hoạch định chính sách, và một số lãnh đạo của các doanh nghiệp tham dự CEO Summit.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định đây là cơ hội cho tất cả các trường đại học thảo luận khả năng họp tác trong tương lai, thiết lập mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tạo cơ chế thúc đẩy trao đổi sinh viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và vai trò của các trường đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

Thách thức lớn trong kỷ nguyên số 4.0

Những chủ đề lớn được tập trung thảo luận tại Diễn đàn gồm: Bền vững, dữ liệu lớn (Big Data) và những thách thức châu Á – Thái Bình Dương; Cơ hội việc làm trong kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo.

Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Diễn đàn là nơi các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và lãnh đạo các doanh nghiệp nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách kịp thời trong đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng với các yêu cầu mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến trình phát triển của Việt Nam và bắt kịp xu thế chung của thế giới.

Cùng với Đăng Anh events – Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp

Từ đây, tiến trình giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam có cơ hội phát triển, bắt kịp xu thế chung của thế giới để đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Được biết, những chủ đề lớn tập trung thảo luận tại diễn đàn xoay quanh vấn đề về thiết lập dữ liệu lớn (BigData), cơ hội việc làm trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Hội nghị kỹ thuật nội thất VAECO – Gala Dinner

VAECO là một thành viên của Vietnam Airlines, công ty có trụ sở chính tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, và hai chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. VAECO cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy bay tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở Hồ Chí Minh, và các dịch vụ phục vụ ngoại trường tại tất cả các sân bay ở Việt Nam.

Nâng tầm chất lượng bằng những chuyến bay

Hội nghị kỹ thuật nội thất của công ty VAECO 2017 năm nay được tổ chức tại Khách sạn Terracotta Đà Lạt.

Các cán bộ CNV VAECO tham dự hội nghị

Tham dự hội nghị có các lãnh đạo tổng công ty:

  • Ô. Mai Tuấn Anh Tổng giám đốc
  • Ô. Trương Văn Hà Phó Tổng giám đốc
  • Ô. Phạm Đăng Thanh Phó Tổng giám đốc
  • Ô. Đào Quang Minh Phó Tổng giám đốc
  • Ô. Trần Thanh Phong Phó Tổng giám đốc
Hội nghị thành công ngoài mong đợi

Hội nghị đã đưa ra được rất nhiều các ý kiến đánh giá bổ ích cho công tác sửa chữa, vận hành của công ty. Cùng với đó là các đường lối để phát triển tốt hơn nữa dịch vụ hoạt động trong năm 2018 và tương lai

Hội nghị thành công tốt đẹp với đêm Gala vui vẻ được tổ chức ngay tại Khách Sạn.

Chúc cho Công ty VAECO phát triển và thành công hơn nữa trong những chặng đường phía trước để góp phần nâng tầm 5 sao cho tổng Vietnamairlines

Global services forum – Biến không thể thành có thể – VN airline

HỘI NGHỊ DỊCH VỤ 2017: BIẾN “IMPOSSIBLE” THÀNH “POSSIBLE”

Phát biểu khai mạc

Trên mỗi chặng đường của hành trình đã qua, chúng ta luôn chứng tỏ với chính bản thân mình rằng: “The impossible can always be broken down into possiblities”. Đây có lẽ là cái ‘tứ’ tạo nên tinh thần xuyên suốt cho Hội nghị dịch vụ năm 2017 của TCT ngay từ khâu chuẩn bị.

Các cán bộ CNV VN airline tham gia hội nghị

Hội nghị diễn ra tại TP Đà Lạt với sự tham dự của đầy đủ ban lãnh đạo tổng công ty

Chúng ta đang biến những thứ tưởng chừng như ko thể trở thành hiện thực

Hội nghị diễn ra với không khí vui vẻ, tất cả đều hăng say đóng góp ý kiến để hội nghị thành công tốt đẹp

VN airline – những con người đi trước thời đại

Chương trình kết thúc với Gala Dinner ấm áp trong bầu không khí trong lành mát mẻ của Đà Lạt

Chương trình gala sôi động
chương trình gala sôi động – ấm cúng

Đăng Anh Events vinh dự được đồng hành Cùng Vietnam airline tổ chức hội nghị này.

Đội ngũ NV Đăng Anh

Vui tết Trung Thu – BQL Danh thắng

Nhắc đến Trung Thu là nhắc đến thiếu thi, và ở đâu có thiếu nhi thì nơi đó có Trung Thu

Trung thu – BQL danh thắng

Ban Quản Lý khu di tích Trần Phú cùng với các bậc phu huynh đã có một buổi tối Trung thu thật ý nghĩa cùng với các con cháu ngay tại Khu di tích này.

Trung Thu năm nay có rất nhiều các tiết mục biểu diễn vui nhộn để cho các bé vui chơi như: Múa Lân, Xiếc khỉ, Bong bóng xà phòng, xiếc hề…

Múa lân vui nhộn

Đặc Biệt là màn giao lưu rất đáng yêu và hồn nhiên của các Bé cũng như các bậc phu huynh khi tham gia các game show vui chơi có thưởng cùng Chị Hằng Nga

Xiếc thú và những chú hề

Kết thúc trương trình là tiết mục mà tất cả mọi người đều ngóng đợi : “Trông Trăng – Phá Cỗ”

Buổi sự kiện đem lại nhiều tiếng cười và niềm vui cho các cháu. 

Đăng Anh Events chúc cho các bé luôn là con ngoan, trò giỏi để mỗi dịp Trung Thu tới sẽ được nghe thấy nhiều hơn các thành tích tốt trong học tập cùng với những phần quà ý nghĩa khích lệ niềm đam mê học tập của các bé

Vui tết Trung Thu Handiresco 2017

Trung thu nay với chủ đề: Vui tết Trung Thu Handiresco 2017 được tổ chức ngày thứ 7 cuối tuần nên không những thu hút được rất nhiều các em bé thiếu nhi là các cán bộ công nhân viên của toàn thể công ty xây dưng nhà Hà Nội mà còn có rất nhiều các em bé khác trên địa bàn được các bậc phu huynh cho đi chơi và tham gia Trung Thu

Lễ Hội Trăng Rằm Handiresco

Tết Trung Thu tại Handiresco năm nay rộn ràng và náo nhiệt hơn các năm khác. Ngay từ 4h chiều đã có rất nhiều các em bé được bố mẹ đưa đến để tham dự các trò chơi dân gian như: tô tượng, nặn tò he, bóng bay, phi tiêu, câu cá…và tham gia vào các hoạt động của các gian hàng chợ quê. 

Chợ quê Handiresco

Chương trình Trung Thu được bắt đầu bởi màn trình diễn múa Lân hết sức sôi động trong tiếnTrống trống rộn rã, tiếp theo đó là sự xuất hiện của chú Cuội và chị Hằng cùng những giờ phút giao lưu vô cùng bổ ích với các bé. Qua những câu chuyện kể của chị Hằng, các bé đã hiểu thêm được về nguồn gốc, sự tích và ý nghĩa của Đêm Rằm Tháng 8. Các tiết mục xiếc hề, xiếc thú, ảo thuật vui nhộn và hài hước cũng đem lại cho các bé vô vàn niềm vui và những tiếng cười giòn giã.

Các gian hàng đã sẵn sàng chờ các em tới quậy

Với sự chuyên nghiệp và nhiệt huyết trong công việc, Đăng Anh Events rất vinh dự và vui mừng vì đã góp phần tô tô điểm cho bức tranh “Vui Tết Trung Thu Handiresco 2017” của các em thiếu nhi thật nhiều màu sắc rực rỡ. Xin chúc các bé một mùa Trung thu nhiều niềm vui và ý nghĩa!

Một số Hình ảnh Đăng Anh Events tác nghiệp:

Tập huấn Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và chế biến, sản xuất thuốc cổ truyền

Đăng Anh Events phối hợp với Cục Y Dược cổ truyền tổ chức lớp “Tập huấn Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và chế biến, sản xuất thuốc cổ truyền 

Cục Y dược cổ truyền phát biểu khai mạc

Đây là chuỗi hội nghị được Cục Y Dược tổ chức tại 2 tỉnh thành lớn tại MB là THái Bình và MN là Cần Thơ

Quang cảnh hội thảo

Tại hội nghị các học viên được tìm hiểu thêm về các kiến thức trong chế biến và sao chế dược liệu. Với sự cố vấn giảng dạy của các chuyên gia là các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành trực tiếp giảng dạy và thảo luận.

Các đại biểu tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến

Đã có nhiều ý kiến, quan điểm và các câu hỏi thắc mắc được phía Cục Y Dược giải đáp và trợ giúp.

Đăng Anh Events là đơn vị tổ chức hội nghị này

Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp

Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên Hàn Quốc và Việt Nam

Đến hẹn lại lên, năm nay 2017 BGD tổ chức chương trình trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên Hàn Quốc và Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước.

quang cảnh hội nghị

Tham gia hội thảo có sự tham gia của rất nhiều giáo viên, hiệu trưởng từ các trường học có tiếng của Hàn Quốc và rất nhiều hiệu trưởng, giáo viên tại Việt Nam tham dự. Tại Hội thảo lần này, các giáo viên được phân công về các Trường tại Việt Nam để trực tiếp truyền đạt các bài giảng đầy hữu ích, cũng như các phương pháp giảng dạy tiên tiến cho các Giáo viên Việt Nam được tiếp cận và học hỏi.

Chủ trì Hội nghị

Hội thảo được tổ chức từ ngày 29-31/8/2017 đã thành công tốt đẹp

Hội nghị được tổ chức thường niên hàng năm

Đăng Anh Events là đơn vị được BGD đặt niềm tin là đơn vị thực hiện hội thảo này.

Chuỗi Hội thảo phổ biến hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân – BCT

Đây là chuỗi sự kiện hội thảo được tổ chức tại các thành phố lớn của Bộ Công Thương được Đăng Anh Eventsthực hiện.

Backdrop Hội thảo

Úc và Niu Di-lân là hai đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là hai thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam như thủy sản, nông sản, thực phẩm chế biến, máy vi tính, sản phẩm điện, điện tử, điện thoại, dệt may, sắt thép, giày dép, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng khác… Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di Lân (AANZFTA) có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh hợp tác, trao đổi thương mại giữa ASEAN với Úc, Niu Di-lân. 

Quang cảnh hội nghị

– Nội dung chương trình:
+ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA) và tận dụng ưu đãi thuế từ Hiệp định;
+ Cơ hội hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu với các thị trường Úc, Niu Di-lân;
+ Tận dụng các ưu đãi quy tắc xuất xứ từ Hiệp Định AANZFTA;
+ Xu hướng người tiêu dùng Úc và những lưu ý cho hàng nông sản, thủy sản, dệt may & da giày Việt Nam khi xuất khẩu sang Úc;
+ Giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp về phương thức tiếp cận và xuất khẩu sang thị trường Úc – Niu Di Lân;
+ Giải pháp nào cho hàng Việt Nam tham gia vào mạng lưới phân phối bán lẻ của thị trường Úc và Niu Di-lân.

Hội nghị được đánh giá thành công khi số lượng các doanh nghiệp tham gia đông và rất tích cực phát biểu

Bộ Y Tế họp chuẩn bị nội dung hội nghị APEC SOM 2017

Ngày 14-8-2017 Đăng Anh Events được giao nhiệm vụ tổ chức Hội thảo cho Bộ Y tế về việc chuẩn bị nội dung hội nghị APEC SOM 2017.

Quang cảnh phòng họp

Hội thảo có sự góp mặt của các Chuyên gia cố vấn Y tế, nhóm phát triển hệ thống Y tế của tổ chức Y tế thế giới.

Các đại biểu tham gia thảo luận để tổ chức kỳ APEC thành công

Tại hội thảo đã có nhiều ý kiến thảo luận được đưa ra nhằm có một kỳ APEC SOM thành công trong năm 2017

Hợp tác ASEAN về nông lâm sản của Tổng cục thủy sản

Sáng ngày 1/8/2017, tại Tp. Đà Nẵng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD), Tổng cục Thủy sản Việt Nam (D-Fish) và Cục Nghề cá và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phi-líp-pin (BFAR) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 9 Câu lạc bộ rong biển ASEAN (ASIC) trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về nông lâm sản đã được tổ chức.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phiên họp có sự tham dự của ông Trần Đình Luân – Phó Tổng cục trưởng TCTS, ông Maximo A.Ricohermoso, Chủ tịch Hiệp hội Rong biển Phi-líp-pin cùng đại diện các quốc gia thành viên ASEAN.

Ông Maximo A.Ricohermoso, Chủ tịch Hiệp hội Rong biển Philippine phát biểu tại Hội nghị

Rong biển được đánh giá là một trong những mặt hàng tiềm năng của ngành thủy sản, có giá trị kinh tế cao, không chỉ được dùng làm thực phẩm mà còn là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Rong biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng và phục hồi hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Sản lượng rong biển của riêng 6 quốc gia gồm Trung Quốc, Ma lay xi a, In đô nê xia, Phi-líp-pin, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tới hơn 94% tổng sản lượng rong biển toàn cầu. Khu vực Đông Nam Á có tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển trồng rong biển, với các quốc gia có sản lượng lớn như Phi-líp-pin, In đô nê xia, Ma lay xia, mỗi năm cung cấp hơn 70% sản lượng rong biển toàn cầu.

ông Trần Đình Luân – Phó Tổng cục trưởng TCTS

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi các lợi thế trong nuôi rong biển. Tại Việt Nam, có khoảng 7 loài rong biển đang được trồng rộng rãi, với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, được dùng để chế tạo agar, alginate. Đồng thời, phát triển nuôi trồng rong biển cũng được Chính phủ định hướng phát triển, với mục tiêu đạt hơn 138.000 tấn vào năm 2020, với mức tăng bình quân năm khoảng 21,7%. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng rong biển Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như công nghệ sản xuất giống còn hạn chế, tổn thất sau thu hoạch và chế biến còn cao, còn nhiều hạn chế trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cũng như chưa xây dựng được chiến lược quảng bá sản phẩm.

chủ trì hôi nghị

ASIC được thành lập nhằm mục tiêu giúp trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên, đồng thời tạo ra diễn đàn giúp các quốc gia thảo luận giải pháp ứng phó với những thách thức mà toàn ngành nuôi trồng rong biển khu vực phải đối mặt, xây dựng Kế hoạch hành động chiến lược (SPA) cho ngành rong biển và các sản phẩm rong biển cũng như phát triển ngành rong biển khu vực.

Tại phiên họp, đại biểu tham dự đã trình bày tóm tắt hiện trạng ngành nuôi trồng, chế biến rong biển tại các quốc gia, đồng thời thảo luận và bổ sung cho bản kế hoạch hành động chiến lược cho ngành rong biển và các sản phẩm rong biển (SPA).

Đăng Anh Events vinh dự đóng góp cho thành công của Sự Kiện này

Một số Hình Ảnh tại Hội nghị:

Hội thảo chính sách tài chính – tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm

Chính sách nào giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm

Chính sách tài chính tiền tệ đang đi đúng hướng nhưng độ trễ còn lớn, làm cho chính sách chậm đi vào cuộc sống. Chính điều này, yêu cầu cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu quả điều hành.

Phát biểu tại hội thảo “Chính sách tài chính – tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm” do Học viện Chính sách và Phát triển ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) tổ chức sáng 14/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương đánh giá, thực tế 6 tháng đầu năm cho thấy, những cải cách, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh và việc điều hành của Chính phủ đã đạt những kết quả đáng khích lệ và quan trọng.

Quang cảnh hội nghị

Tốc độ tăng trưởng GDP đang trong xu hướng tăng dần qua các quý, kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát được kiềm chế trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, cần chỉ ra một số hạn chế để khắc phục như nợ công tiệm cận sát giới hạn cho phép, doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, một số dự án rơi vào cảnh khó khăn; doanh nghiệp dân doanh tăng trưởng chưa bền vững…

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển, chính sách tài chính tiền tệ đang đi đúng hướng nhưng độ trễ còn lớn, làm cho chính sách chậm đi vào cuộc sống. Chính điều này, yêu cầu cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả điều hành, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu.

Chính sách kiểm soát tỷ giá từ nhiều năm nay của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với thực tiễn nền kinh tế. Nếu Việt Nam không kiểm soát và để tỷ giá tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu tham gia tranh luận

Thời gian tới, áp lực tăng tỷ giá lớn bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, chính sách điều chỉnh thuế biên giới của Mỹ, áp lực tăng lãi suất VND. Vì vậy, cơ quan quản lý cần tiếp tục kiểm soát tỷ giá trong biên độ phù hợp, từ 2-3% để ổn định tiền tệ.

Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, phạm vi tác động của chính sách tài chính tiền tệ, tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng. Mức cung tiền quyết định ổn định và kiểm soát lạm phát.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình và gợi ý các chính sách vĩ mô; nhất là chính sách tiền tệ – tài chính nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.

Theo đó, bên cạnh giải pháp dài hạn (như tái cơ cấu nền kinh tế, cải các doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân…), báo cáo của Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, trước mắt cơ quan quản lý cần tập trung cho các giải pháp chính sách tài chính tiền tệ.

Dự báo về thị trường tài chính tiền tệ 6 tháng cuối năm 2017, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính tiền tệ cho rằng, rủi ro tài chính tiền tệ ở mức cao do tác động của thế giới. Như việc Fed có thể tăng lãi suất thêm 1 lần nữa vào năm 2017 và 2 lần năm 2018.

Với tình hình trong nước, việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ở mức cao trong ngắn hạn và thiếu các động lực tăng trưởng bền vững sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính ngân hàng trong dài hạn. Tiến trình xứ lý nợ xấu còn nhiều thách thức.

Trước tình hình trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần triển khai các giải pháp hỗ trợ như mở rộng tăng trưởng cung tiền và tín dụng ở mức hợp lý (16-18%) trong năm 2017. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tài chính tín dụng và triển khai Nghị quyết xử lý nợ xấu.

Ông Nguyễn Thạc Hoát, đại diện khoa Tài chính-Tiền tệ của Học viện Chính sách và Phát triển nhấn mạnh, kinh tế nửa đầu năm tăng trưởng theo xu thế rõ rệt, đáng ghi nhận và ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn một số thách thức, cần cảnh giác. Cần có sự bứt phá mạnh trong những tháng tới để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cũng như làm tiền đề cho các năm sau.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm riêng là xét về ngắn hạn thì lạm phát ở mức độ vừa phải có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và lạm phát mục tiêu nên ở mức 3-4%/năm trong thời gian tới cũng như đối với các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tập trung theo dõi, quản lý tốt trong điều hành tỷ giá hợp lý đồng thời với việc duy trì lãi suất thấp.

Một số chuyên gia cho rằng, cần chủ động theo dõi, giám sát chất lượng tín dụng, tránh tâm lý nôn nóng “bơm” tín dụng một cách dễ dãi ra thị trường cũng như nên điều chỉnh để tín dụng cả năm đạt mức tăng 16-18%. Ngoài ra, cần tăng cường quản lý trong thu ngân sách, bảo đảm nguồn thu và hướng dòng vốn vào các mục tiêu thiết thực; từ đó nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng./.

 

Hội thảo kết nối các phương thức vận tải trên hệ thống ĐTNĐ phía Bắc

Hội thảo kết nối các phương thức vận tải trên hệ thống ĐTNĐ phía Bắc

Ngày 28/7, Đăng Anh Events phối hợp với Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Kết nối các phương thức vận tải trên hệ thống ĐTNĐ phía Bắc”. Chương trình nằm trong khuôn khổ nghiên cứu “Phát triển vận tải đa phương thức trong hệ thống ĐTNĐ phía Bắc Việt Nam” thuộc Ý định thư Hợp tác hữu nghị giữa Bộ Giao thông Công trình công cộng Chính phủ vùng Flanders, Vương quốc Bỉ và Bộ GTVT Việt Nam.

Quang cảnh buổi hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam Hoàng Minh Toàn cho biết: “Chặng đường phía trước của lĩnh vực ĐTNĐ còn rất nhiều việc phải làm, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Hơn hết, ĐTNĐ cả nước nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng chỉ có thể phát triển trong chuỗi vận tải đa phương thức. Đây cũng chính là một mắt xích quan trọng không thể tách rời. Do vậy, ngoài việc nghiên cứu các giải pháp đầu tư, phát triển vận tải thủy, phải xem xét mối quan hệ giữa ĐTNĐ với các lĩnh vực vận tải khác như đường bộ, hàng hải, đường sắt”, Phó Cục trưởng Hoàng Minh Toàn bày tỏ.

Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam Hoàng Minh Toàn phát biểu tại Hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý, doanh nghiệp vận tải thủy với rất nhiều chia sẻ, nhiều ý kiến, những băn khoăn, trăn trở, và sự kỳ vọng đối với chiến lược và chính sách phát triển vận tải ĐTNĐ và hàng hải trong khu vực phía Bắc. Trong đó tập trung vào các nội dung gồm: Phân tích hiện trạng và giải pháp thúc đẩy vận tải đa phương thức trong hệ thống ĐTNĐ phía Bắc Việt Nam, giải pháp kết nối vận tải tại các cảng biển; chia sẻ thông tin về hệ thống logistics khu vực phía Bắc Việt Nam, tiềm năng phát triển vận tải container và các cảng cạn ICD trong khu vực, thảo luận các cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải thủy,…

Theo nghiên cứu phát triển vận tải đa phương thức trong hệ thống ĐTNĐ phía Bắc Việt Nam, ông Nguyễn Huy Hoàng – Trưởng phòng Dự báo tổ chức vận tải, Viện Chiến lược phát triển GTVT cho biết, xét trên quy mô khối lượng vận chuyển, cự ly vận chuyển của từng loại mặt hàng và từ tình hình thực tiễn, hiện chỉ có hàng chuyên chở bằng container là có khả năng phù hợp với tổ chức vận tải đa phương thức có sử dụng hình thái vận tải thủy nội địa.

Theo Ts. Nguyễn Cao Ý (Trường Đại học GTVT), để phát triển vận tải đa phương thức ĐTNĐ hiện nay cần chú trộng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các cảng ĐTNĐ lớn, cụ thể là năng lực xếp dỡ và dịch vụ hậu cần vận tải container bằng ĐTNĐ.

Đồng quan điểm trên, các đại biểu tham dự Hội thảo cùng cho rằng, việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải cho ĐTNĐ là giải pháp rất cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển vận tải thủy. Trong đó, xây dựng những sàn giao dịch vận tải là một ví dụ điển hình nhất, có hiệu quả tối ưu nhất.

Hàng chuyên chở bằng container có khả năng phù hợp với tổ chức vận tải đa phương thức có sử dụng hình thái vận tải thủy nội địa.

Tham dự tại Hội thảo, ông Đỗ Cường Quốc – Trưởng phòng Cảng, Công ty TNHH Hải Linh chia sẻ, trong thời gian vừa qua, công ty mới đi vào khai thác vận chuyển container bằng đường thủy, dù bước đầu có hiệu quả tích cực nhưng chưa đạt 50% khả năng chuyên chở. Để khắc phục những khó khăn hiện tại, Công ty Hải Linh đề xuất các cơ quan hữu quan tạo chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng ĐTNĐ, từ đó doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc phân bổ hàng hóa đang vận chuyển chủ yếu trên đường bộ xuống đường thủy. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần được sự hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi công năng từ phương tiện thủy thông thương thành tàu chở container đa năng.

Còn theo Công ty cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ, để thúc đẩy phát triển vận tải ĐTNĐ cần xây dựng hệ thống cảng sông. Tuy nhiên, Quyết định quy hoạch, cấp đất hiện nay bị phân tán và chồng chéo bởi nhiều cơ quan. Cụ thể: Quy hoạch vị trí do Bộ GTVT; giao đất do chính quyền địa phương quyết định; phần lớn cảng nằm ngoài đê nên cần sự thống nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục đê điều…

“Đây là một hành trình vô cùng gian nan của doanh nghiệp, tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức. Điều này cũng là một ‘chướng ngại vật’ rất lớn cho doanh nghiệp đầu tư vào vận tải thủy. Chúng tôi đề xuất nên tập trung về một đầu mối được sự ủy quyền của Chính phủ đê việc cấp phép và triển khai được tập trung về một đầu mối”, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ chia sẻ.

Chuyên gia giao thông đường thủy Phạm Minh Nghĩa – Chủ tịch Hiệp hội vận tải thủy cho rằng, việc cần làm hiện nay là quy hoạch lại hơn 8 nghìn cảng, bến thủy nội địa. Bởi lẽ, với số lượng cảng, bến quá nhiều như vậy thì sẽ rất khó có thể xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa các hình thái giao thông (đường sắt, đường bộ) một cách đầy đủ và hiệu quả. Theo đó, nếu các cụm cảng, bến được quy hoạch tập trung, hiện đại, thì việc đầu tư hệ thống giao thông kết nối sẽ trở nên khả thi và có hiệu quả tối ưu.

20 năm quan hệ Việt – Bỉ trong lĩnh vực ĐTNĐ

Chính phủ vùng Flanders, Vương quốc Bỉ là một đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển vận tải thủy của Việt Nam. Với sự tương đồng về mạng lưới đường thủy dày đặc, cũng như quan điểm chung trong việc thúc đẩy phát triển vận tải thủy, Chính phủ Flanders đã hỗ trợ Cục ĐTNĐ Việt Nam nhiều nội dung về chuyển giao công nghệ, nhân lực, tài chính, tăng cường năng lực, đã đào tạo hàng ngàn lượt học viên các khóa ngắn hạn, dài hạn cho phía Việt Nam.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo

Ông Wouter Vanhees – Tham tán thương mại và đầu tư vùng Flanders cho biết, sự hợp tác này bắt đầu từ năm 1995 với Bản Hợp tác Hữu nghị được kí kết giữa Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Giao thông công chính vùng Flanders. Năm 2016, Chính phủ Flander đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện nghiên cứu phát triển vận tải đa phương thức kết nối với ĐTNĐ khu vực phía Bắc. Gần đây nhất là tháng 12/2016, Ý định thư giữa 2 nước sẽ tăng cường sự hợp tác trong giai đoạn 2017 – 2019.

Chương trình bao gồm rất nhiều Hội thảo nghiên cứu về nhiều chủ đề, như kiểm soát lũ lụt, bảo trì nạo vét bền vững và ứng dụng công nghệ hiện đại vào vận chuyển đường thủy. Flanders cũng sẽ hợp tác với Việt Nam qua các dự án song phương với các tổ chức như Ngân hàng thế giới hay Ngân hàng phát triển châu Á ADB và qua các chương trình tập huấn ở Trung tâm huấn luyện APEC tại Cảng Antwerp (vùng Flanders).

Ngoài những hợp tác chính thức giữa 2 Bộ, còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp của vùng Flanders. Nổi bật là công ty Dredging International đã giúp các tàu lớn có thể dễ dàng cập bến tại Tp. Hồ Chí Minh thông qua sông Soài Rạp, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở phía Nam. Còn tại phía Bắc là Tổ hợp khu công nghiệp Deep C ở Hải Phòng, mà nổi tiếng nhất trong đó là khu công nghiệp Đình Vũ. Deep C thực chất là kết quả đầu tư của công ty Rent-A-Port, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động hậu cần và công nghiệp của Hải Phòng và là một nhân tố quan trọng trong kế hoạch tăng cường sự liên kết của ĐTNĐ trong khu vực sông Hồng.

Hội thảo thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản và thực phẩm vào thị trường Hàn Quốc

 

Ngày 28/7, Đăng Anh Events phối hợp với Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông thủy sản và thực phẩm chế biến Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc”. Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm đi đôi với đưa thương hiệu hàng hóa Việt Nam ra thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính mà Bộ Công Thương đang triển khai, nhằm tăng giá trị xuất khẩu, tiếp tục khẳng định vị thế của hàng hóa Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các doanh nghiệp Việt đã được hỗ trợ nhiều thông tin về các cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm phát triển thị trường xuất khẩu khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và xuất khẩu sang Hàn Quốc nói riêng; các quy định của Hàn Quốc đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm; thủ tục nhập khẩu, các quy định về an toàn thực phẩm, đầu mối thực hiện thủ tục hành chính và hệ thống các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ của Hàn Quốc…

Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, nông sản, thực phẩm thuộc nhóm mặt hàng sẽ được chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại Hàn Quốc trong thời gian tới.

Hiện Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đồng thời, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc đạt 29,1 tỉ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ 2016, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,5 tỉ USD, tăng 28,6%; nhập khẩu 22,5 tỉ USD, tăng 51,3%

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New ZeaLand

Phổ biến thông tin thị trường Australia, New ZeaLand và tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New ZeaLand (AANZFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

quang cảnh hội nghị

Đăng Anh Events phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức hội thảo sáng 28/7, tại Khách Sạn Công Đoàn, Hà Nội.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết Australia và New ZeaLand là hai thị trường có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Hội nghị được tổ chức tại KS Công Đoàn – Hà Nội

Đây là hai thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép… Australia là một trong những quốc gia nhập khẩu lớn trên thế giới, phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Hiệp định AANZFTA (ký ngày 27/2/2009, hiệu lực từ ngày 1/1/2010) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Australia, New ZeaLand. Ông Nguyễn Phúc Nam nhấn mạnh việc nghiên cứu phổ biến thông tin về tận dụng ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng tốt hơn những ưu đãi trong Hiệp định này nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Australia và New ZeaLand.
Đăng Anh Events Vinh dự là nhà tổ chức và Đồng hành cùng chuỗi sự kiện này.

PROM – Drem III – Hoang Van Thu high school

Đăng Anh Events đã có một trải nghiệm rất thú vị khi đồng hành cùng các em học sinh cấp 3 Hoàng Văn Thụ Hà Nội, để làm nên 1 đêm âm nhạc sôi động hoành tráng.

Dream III – Chia tay tuổi học trò

Một đêm “Quẩy” đúng nghĩa cho học sinh THPT Hoàng Văn Thụ, với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như BigDaddyJustaTee,Rhymastic. Với nhưng hit vô cùng “cháy” như “Về nhà ăn tết”, “Về đôi của anh”, “Yêu 5” đang làm mưa làm gió trên cồng động mạng. Hứa hẹn sẽ khiến cho mọi người một đêm thật đầy ý nghĩa và nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

Các ca sĩ khách mời quẩy không giới hạn

Ngoài những nghệ sĩ nổi tiếng, chúng tôi còn mang đến những tiết mục vô cùng hấp dẫn từ chính các học sinh THPT Hoàng Văn Thụ, với những màn nhảy hiện đại và những âm nhạc vô cùng tuyệt với đến từ các DJ.

Chúc các em có một kỳ thi Đại Học thành công!

Một số hình ảnh:

Kỷ Niệm 60 Năm Y dược cổ truyền Việt Nam

Lễ kỷ niệm 60 năm Y, Dược cổ truyền Việt Nam đổi mới và phát triển (1957 – 2017)

Lễ kỷ niệm 60 năm Y Dược cổ truyền

Ngày 06/06/2017 tại Hà Nội, Đăng Anh Events phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ kỷ niệm “60 năm y, dược cổ truyền Việt Nam đổi mới và phát triển (1957 – 2017)”. Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ vafd đại diện nhiều Bộ, ban, ngành Trung ương tham dự.

Đồng chí Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội Nghị

Về phía Bộ Y tế có PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; các đồng chí Thứ trưởng GS.TS.Nguyễn Viết Tiến; GS.TS.Nguyễn Thanh Long; GS.TS.Lê Quang Cường; PGS.TS.Phạm Lê Tuấn. Đại diện lãnh đạo các Vụ,Cục, Văn phòng, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Đại diện các thế hệ cán bộ đã, đang công tác trong lĩnh vực y dược cổ truyền đã đến dự lễ.

PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Ngày 7/6/1957, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 237/TTg về việc thành lập Vụ Đông y thuộc Bộ Y tế. Trong 60 năm qua, các thế hệ lãnh đạo và công chức, viên chức của Vụ Đông y mà ngày nay là Cục Quản lý Y, dược cổ truyền đã miệt mài nghiên cứu tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế ban hành các chủ trương, chính sách, luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật khác để hướng dẫn, chỉ đạo triển khai công tác kế thừa, bảo tồn, phát huy, phát triển y dược cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại, xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.

Trải qua 60 năm phát triển và trưởng thành cùng lịch sử đất nước, Vụ Đông y tiền thân của Cục Quản lý Y dược cổ truyền đã có những bước phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu và đã đạt được nhiều thành tựu; Hệ thống quản lý và khám chữa bệnh đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương với 64 bệnh viện y học cổ truyền công lập và 3 bệnh viện tư nhân; 92,7% bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền hoặc tổ y học cổ truyền; gần 85% trạm y tế xã phường có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại; Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao đã được chú trọng với 1 Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam và nhiều Khoa cùng các Bộ môn Y học cổ truyền trong các trường đại học, các trường trung cấp đào tạo chuyên về y dược cổ truyền và các khoa/bộ môn Y học cổ truyền trong các trường cao đẳng, trung cấp y tế trong cả nước; Công tác nghiên cứu khoa học cũng được quan tâm phát triển, đã hình thành hệ thống nghiên cứu khoa học quy chuẩn phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên thế giới; hợp tác quốc tế được đẩy mạnh…

các tiết mục văn nghệ do các cán bộ của BYT thực hiện

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử y học cổ truyền Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, phương pháp quý báu trong phòng bệnh, chữa bệnh bằng thuốc và không dùng thuốc, được lưu truyền, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày càng được bổ sung để hoàn thiện hơn, khoa học hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế là bảo tồn, phát huy có hiệu quả di sản này trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị: bằng cơ sở khoa học, các y bác sỹ cần nghiên cứu để lý giải các giá trị của các bài thuốc y học cổ truyền của cha ông; góp phần khẳng định giá trị của thuốc y học cổ truyền đối với sức khỏe con người. Có như vậy, người dân mới tin dùng, ngày càng có thêm nhiều người trồng cây thuốc nam, làm nguyên liệu phát triển nền y học cổ truyền nước nhà.Bên cạnh đó, ngành Y tế phải chú trọng nghiên cứu để kết hợp điều trị giữa đông y và tây y; cần chú trọng công tác đào tạo để các bác sỹ tây y cũng am hiểu và có thể kê đơn sử dụng các biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền và dùng thuốc nam để phối hợp điều trị.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng mong rằng, kế thừa 60 năm xây dựng và phát triển , trong thời kỳ mới, y học cổ truyền Việt Nam sẽ có bước phát triển thực chất; phát huy các kết quả đạt được để góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.    

Đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế trao Bằng khen Chính phủ cho 03 cá nhân thuộc cho Cục Quản lý Y dược cổ truyền Bộ Y tế

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS.Nguyễn Viết Tiến và  GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế trao Bằng khen Bộ trưởng cho đại diện 85 tập thể và 73 cá nhân thuộc  Cục Quản lý Y dược cổ truyền

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Cục Quản lý Y dược cổ truyền và 03 cá nhân được nhận Bằng khen Chính phủ. Ngoài ra, 85 tập thể và 73 cá nhân thuộc  Cục Quản lý Y dược cổ truyền được nhận Bằng khen của Bộ tưởng Bộ Y tế./.

Ban Biên tập CTTĐTBYT